Review bàn phím cơ KeyChron K4 – Một siêu phẩm khác đến từ KeyChron
Đầu tiên, chúng ta sẽ ngó qua một chút về thông số kĩ thuật của em nó:
- KeyChron K4 là bàn phím cơ sử dụng layout 96% với 100 phím chức năng trong đó có 12 phím đa phương tiện.
- Switch: Gateron Blue/Brown/Red/Yellow (Theo mình thấy thì giống Red nhưng gõ nặng hơn 1 xíu) và Optical (switch quang học) Blue/Red.
- Keycaps: ABS Single Shot.
- Pin: 4000mAh.
- Thời gian sử dụng: từ 3-5 tuần và từ 20-80 tùy vào độ sáng led các bạn tùy chỉnh.
- Thời gian sạc: xấp xỉ 3 tiếng.
- Cổng kết nối: USB Type-C.
- Bluetooth Ver: 3.0 – Khoảng cách sử dụng tối đa: cách thiết bị cần kết nối khoảng 10m (trong không gian không có vật cản)
- Kích thước: 371 x 124 x 38mm / 376 x 129 x 38mm.
- Cân nặng: 770g / 933g.
- Có 2 phiên bản là vỏ nhựa và vỏ nhôm tương ứng với kích thước và cân nặng bên trên.
Góc bên trái bàn phím là cổng USB Type-C để sạc pin cũng như là để kết nối có dây tới thiết bị của bạn. Ngoài ra còn có 2 nút gạt chức năng bên cạnh:
- Một nút để điều chỉnh qua lại giữa các nền tảng MacOS, IOS và Windows, Android.
- Nút còn lại để chuyển chế độ Bluetool / tắt bàn phím / chế độ kết nối dây.
==>> Tham Khảo: Review bàn phím cơ KeyChron K2 – bàn phím ngon lành cho MacOs
Tiếp theo, ta hãy xem phiên bản K4 này có gì khác với người đàn anh K2 đi trước nhé:
-
Về kích thước: lớn hơn K2 do là bàn phím full-size có thêm hàng phím số nhưng nhỏ hơn các bàn phím full-size thông thường. Vẫn đáp ứng được nhu cầu nhỏ gọn tiện lợi dễ mang theo người và thêm dãy phím số phù hợp với những người hay nhập số liệu…
- Vể Switch: cá nhân mình không thích switch quang học cho lắm nhưng mình lại khá thích về điểm hãng cho thêm tùy chọn Gateron Yellow switch vào phiên bản này. Đây là switch giống Red nhưng lại có lực nhấn nặng hơn một xíu (khoảng 50g giống Blue) cảm giác như đang gõ Blue nhưng lại là Linear mà không có Clicky. Đây là một điểm cộng cho KeyChron khi thổi một làn gió mới vào con phím của mình. Dưới hình là Red Switch
- Thời gian sạc cũng được tối ưu hơn: trong phiên bản trước phải sạc khoảng 6 tiếng thì phiên bản này chỉ mất một nửa thời gian để sạc đầy.
- Build tốt hơn: Sau khi nhận nhiều phản hồi về chất lượng Build không được tốt thì KeyChron đã sửa chữa lại lỗi lầm của mình khi cho ra mắt phiên bản K4 được Build chắc chắn hơn, không còn cảm giác ọp ẹp như phiên bản trước và cầm cảm giác khá là đầm tay.
Nhưng dù đã được cải tiến nhiều, K4 vẫn có nhiều nhược điểm chưa được khắc phục mà cả K2 cũng mắc phải:
- Led hơi yếu: Có vẻ hãng cho led vào cho có thôi chứ không chăm chút đầu tư nhiều cho khoản này cho lắm. Led sáng yếu dù đã để độ sáng ở chế độ cao nhất, thiết nghĩ KeyChron nên học hỏi khoản làm led của những tên tuổi như Razer hay Logitech và đặc biệt là Ducky (mặc dù led của Ducky hay chết nhưng mà đẹp)
- Keycap: vâng, vẫn là keycap, vấn đề muôn thủa. Mình đã tốn rất nhiều giấy mực để phê bình chất lượng keycap của KeyChron với phiên bản K2 và thực sự rất là thất vọng khi K4 vẫn mắc phải lỗi này. Hình như hãng muốn tạo điều kiện cho người dùng chơi keycap ngoài thì phải khi không hề có một chút nào quan tâm về keycap stock của phím. Keycap ABS Single shot rất mỏng, dễ bay chữ và bị bóng sau một thời gian sử dụng, đây là một điều mà mình cực kì ghét khi trải nghiệm em phím này.
Ngoài ra K4 còn có một vài ưu nhược điểm nữa nhưng giống với K2 nên mình không nhắc đến nữa. Mình có để link Review K2 phía bên trên để các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về 2 chiếc bàn phím này nhé.
Tổng kết lại, cá nhân mình sau một thời gian sử dụng thấy đây cũng là một bàn phím cơ tốt dành cho MacOs, giá cũng rất phải chăng (Chỉ hơn K2 đâu đó khoảng 100k) và mình đánh giá cao hơn những bàn phím khác cho Mac trong tầm giá tiền. Tuy nhiên còn hai nhược điểm mình kể trên và một vài lỗi nhỏ nhặt khác, hy vọng KeyChron sẽ đọc bài này của mình và tiến bộ hơn trong những sản phẩm sau của họ (Lol).
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn trong những bài review sản phẩm tiếp theo của HNMAC.