1. Chế độ ngủ (Sleep)
Từ lâu chế độ ngủ đã là một tuỳ chọn phổ biến được cài đặt sẵn trên các dòng máy tính hiện đại. Chế độ ngủ là đưa máy về trạng thái tiết kiệm năng lượng, khi đặt máy vào chế độ ngủ thì bộ nhớ chính của máy ( RAM ) sẽ vẫn lưu các tệp, các phần mềm hay dữ liệu mà bạn đang mở.
Điều đó có nghĩa là RAM vẫn sẽ được tiếp tục cấp năng lượng để chạy và các bộ phần còn lại như bộ xử lý, ổ cứng, màn hình, … đều đã được tắt. Vì tất cả các dữ liệu vẫn đang được chạy ngầm nên khi bạn mở máy lên thì tất cả mọi thứ vẫn sẽ y nguyên như lúc bạn đang sử dụng.
2. Ưu điểm của chế độ ngủ trên Macbook
Điểm đặc biệt ở chế độ sleep trên máy Mac đó chính là trong quá trình sleep Mac sẽ chạy các chương trình bảo trì bảo dưỡng (phần mềm), dọn dẹp hệ thống, fix lỗi trong các app, chạy backup Time Machine, chạy backup iCloud, chạy upgrade OS,...
Như đã biết, khi sleep, Mac sẽ thi thoảng tự động wake up để backup Time Machine, check mail, iMessage,… Việc này chỉ tốn vài giây đến vài phút. Đừng lo vì nó sẽ không chạy cả đêm, cũng không ngốn hết pin, ngốn hết điện đâu. Từng có một theo dõi, kết quả chỉ ra, nếu cứ sleep thay vì shutdown, thì một năm chỉ tốn thêm cỡ 1 2 kí điện. Không đáng là bao.
Ngoài ra, với Macbook, để máy sleep qua đêm (và không cắm sạc), sẽ tốn một phần pin. Việc này tương tự với việc xả pin ở tốc độ chậm. Việc xả pin chậm sẽ giữ dòng điện luân chuyển trong pin, giúp duy trì khả năng tái sạc, kéo dài tuổi thọ của pin hơn. Nếu tắt máy, việc xả chậm sẽ không xảy ra.
3. Tắt máy (Shut Down)
Khi bạn tắt máy trên Macbook đồng nghĩa với việc bạn tắt hết tất các chương trình, ứng dụng, tệp, phần mềm và tất các các tiến trình đang chạy trên máy. Việc tắt máy sẽ flush toàn bộ RAM, việc này đôi khi sẽ có lợi, nhưng thường là không cần thiết. Trong trường hợp RAM flush hoàn toàn, khi khởi động lại máy, hay mở app lên,... sẽ mất khá nhiều thời gian để load lại dữ liệu vào RAM. Bạn sẽ phải dùng máy tầm vài phút để tất cả data được yên vị đầy đủ trong RAM.
Khi bạn khởi động lại Macbook, việc POST ( Power-On Self-Test) sẽ diễn ra. POST sẽ kiểm tra tất cả các thành phần trong phần cứng như I/O, keybroard, RAM, disk, montherboard, ... Để xem tất cả có hoạt động được hay không. Nếu để test trong một vài lần thì hoàn toàn không gây nguy hại. Tuy nhiên, nếu việc này cứ diễn ra liên tục ngày qua ngày nó sẽ khiến phần cứng chịu thêm một phần áp lực không đáng có.
Ai sử dụng Macbook nói riêng hay các máy tính nói chung thì mở máy từ trạng thái shutdown chắc chắn sẽ lâu hơn so với mở ở trạng thái sleep. Hiện nay, những dóng máy Mac khởi dộng máy đã có cải tiến nhiều so với trước đây nhưng thực sự nó vẫn là “ quá chậm” so với việc mở lại từ trạng thái sleep.
Điều có lợi hơn của việc tắt máy hoàn toàn so với để máy về trạng thái sleep đó chính là tiết kiệm điện. Nhưng đối với các dòng máy sử dụng chip Apple Silicone M1 mới khi ngủ chỉ tiêu tốn khoảng 0.21W, như vậy nếu bạn để máy ở trạng thái ngủ qua đêm khoảng 10 tiếng thì chỉ tiêu tốn khoảng 0,77kWh - chưa được nổi 1 ký điện. Cho nên việc tiết kiệm điện với tuổi thọ pin thì thức sự là không đáng kể.
4. Vậy nên tắt máy hoàn toàn hay sử dụng chế độ ngủ
Thực ra nếu bạn dụng Macbook thường xuyên thì theo cá nhân mình thì bạn nên để máy ở trạng thái sleep mỗi khi dùng xong. Thứ nhất, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian mở máy và thời gian mở lại ứng dụng - đối với những người sử dụng nhiều ứng dụng một lúc sẽ tối ưu được rất nhiều thời gian.
Việc Shutdown/Restart bạn nên làm khi máy bị rơi vào trạng thái đơ hay lag thì sẽ giải quyết được các vấn đề đó nhanh chóng. Việc Restart hay tắt máy sẽ thường xuyên sẽ tốn của bạn kha khá thời gian về lâu dài. Nếu bạn không sử dụng máy trong 1 thời gian dài thì việc tắt máy hoàn toàn là tối ưu nhất.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về những điểm lợi và hại trong việc tắt máy và để máy ở chế độ ngủ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp thì hãy để lại comment phía bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé.