Chia sẻ

Tất tần tật thủ thuật trên macOS Monterey bạn không thể bỏ qua (PHẦN 2)

Tất tần tật thủ thuật trên macOS Monterey bạn không thể bỏ qua (PHẦN 2)

(Xem Phần 1)

21. Liên kết FaceTime

Trong Monterey, bạn có thể cho phép bất kỳ ai, ngay cả khi họ không có thiết bị Apple, tham gia vào cuộc gọi FaceTime với bạn bằng cách tạo liên kết đến cuộc trò chuyện FaceTime, và nó có thể được chia sẻ ở bất kỳ đâu. Với tiện ích liên kết mới này, bạn bè và thành viên gia đình không có tài khoản Apple đều có thể truy cập vào cuộc gọi FaceTime với bạn bằng trình duyệt web được mở trên bất kỳ thiết bị nào không phải của Apple, cho dù đó là PC Windows hay điện thoại Android.

Để sử dụng tính năng này, bạn chỉ cần nhấp vào tạo liên kết “Create Link” trong giao diện FaceTime, sau đó chọn phương thức chia sẻ liên kết của bạn từ Actions menu, chẳng hạn như qua Mail hoặc tin nhắn Messages.

Khi bạn đã gửi liên kết và người nhận mở liên kết đó, họ sẽ được dẫn đến trang web nơi họ có thể nhập tên của mình để tham gia cuộc trò chuyện. Sau khi tham gia cuộc gọi, họ sẽ có các tùy chọn FaceTime thông thường để tắt tiếng micrô, tắt video, chuyển chế độ xem camera và rời khỏi cuộc gọi.

22. Đọc chính tả ngoại tuyến

Tính năng đọc chính tả trên bàn phím máy Mac Apple silicon bảo vệ quyền riêng tư của người dùng bằng cách thực hiện xử lý chính tả chung trên thiết bị, nghĩa là nó hoàn toàn ngoại tuyến. (Tuy nhiên, các yêu cầu tìm kiếm được đọc chính xác vẫn dựa trên máy chủ.) Và nhờ tính năng đọc chính tả trên thiết bị, người dùng với máy Mac Apple silicon cũng có thể đọc chính tả văn bản có độ dài bất kỳ mà không cần thời gian chờ.

Với tính năng đọc chính tả bằng bàn phím, bạn có thể đọc chính tả văn bản ở bất kỳ đâu mà bạn nhập văn bản và tính năng này sẽ được cải thiện khi bạn sử dụng nó nhiều hơn, nghĩa là nó sẽ cá nhân hóa theo thời gian. Bạn có thể tìm thấy lệnh “Start Dictation” trong menu Chỉnh sửa của các ứng dụng văn bản.

23. Khả năng truy cập bàn phím đầy đủ

Apple đã mở rộng các tùy chọn truy cập toàn bộ bàn phím “Full Keyboard Access” để bạn không phải sử dụng chuột hay trackpad trên máy Mac. Bạn có thể tìm thấy các cài đặt này trong System Preferences, chọn “Accessibility”, sau đó là “Keyboard”.

Với tính năng truy cập toàn bàn phím “Full Keyboard Access”, mục được focus trên màn hình sẽ được làm nổi bật. Bạn có thể tùy chỉnh màu sắc, độ tương phản và kích thước của phần đánh dấu bằng cách sử dụng tùy chọn trong tab Navigation. Khi bật “Full Keyboard Access”, bạn có thể nhấn Tab-H để nhanh chóng hiển thị các phím tắt trên bàn phím toàn màn hình, sau đó sử dụng các phím mũi tên để điều hướng danh sách.

24. Xem đường dẫn đến tệp

Trong Finder, giờ đây bạn có thể nhấn phím Option trong khi giữ con trỏ trên file hoặc thư mục để hiển thị ngay thanh đường dẫn, từ đó bạn có thể dễ dàng xem vị trí của file hoặc thư mục đó.

Bạn cũng có thể nhấp chuột phải (Ctrl-click) vào một thư mục trong thanh đường dẫn để mở nó trong Terminal hoặc sao chép đường dẫn file vào thư mục đó. Cuối cùng, bạn cũng có thể thực hiện Shift-click vào một thư mục để xem hoặc điều hướng đến bất kỳ thư mục con nào trong cùng một danh mục.

25. Đi tới cửa sổ thư mục

Đơn giản nhưng rất nhiều người bỏ lỡ tính năng này, đó là một phiên bản nâng cao của tùy chọn “Go to Folder” trên thanh menu trong Finder (Go - Go to Folder)

Thay vì một hộp thoại, lệnh sẽ hiển thị một thanh tìm kiếm nổi kiểu Spotlight có công cụ tự động hoàn thành được cải tiến rất nhiều và thậm chí cả danh sách Gần đây “Recents list”.

26. Thêm vào Ghi chú nhanh

Quick Notes đã được đề cập đến với khả năng liên kết đến email và URL web ở trên, nhưng lệnh “New Quick Note” khi sử dụng với Safari cũng là một tính năng bạn không nên bỏ lỡ.

Khi bạn đánh dấu một số thành phần trên trang web, chẳng hạn như văn bản và hình ảnh, sau đó nhấp chuột phải (Ctrl-click) và chọn “New Quick Note” hoặc “Add to Quick Note”. Sau đó, nếu bạn nhấp vào các phần tử đã cap trong Quick Note mà bạn đã tạo, bạn sẽ được đưa đến trang web ban đầu với các phần tử được đánh dấu vẫn còn y nguyên. Bạn cũng có thể mở lại ghi chú bằng cách nhấp vào phần đánh dấu của bạn.

27. Xem các tệp iCloud được chia sẻ trong Finder

Có một thư mục cộng tác mới gọi là “Shared” trên thanh Finder, nơi bạn có thể dễ dàng tìm thấy các tài liệu được chia sẻ với bạn qua iCloud hoặc sử dụng các tính năng cộng tác trong các ứng dụng của Apple. Nó có thể hiển thị thông tin như trạng thái lời mời, người sửa đổi tệp lần cuối và siêu dữ liệu liên quan đến các chia sẻ khác để giúp bạn quản lý các tệp được chia sẻ của mình.

Để thêm hoặc xóa thư mục iCloud Shared vào sidebar của Finder, hãy chọn Finder, tiếp theo là “Preferences ...”, sau đó nhấp vào tab Sidebar và tick chọn vào (iCloud) Shared.

28. Nhấp chuột phải để dịch văn bản

Tính năng dịch từ Safari đã có sẵn trên toàn hệ thống trong macOS Monterey. Bạn chỉ cần chọn văn bản và nhấp chuột phải (hoặc Ctrl-click) để hiển thị tùy chọn Translate, và nó hoạt động với một số ngôn ngữ có sẵn.

Bạn không chỉ có thể đọc và sao chép văn bản đã dịch, mà còn có thể nhấp vào nút phát để yêu cầu macOS đọc to từ cần dịch để nắm cách phát âm của từ đó.

29. Thay đổi tốc độ phát lại và bỏ qua khoảng lặng trong Voice Memos

Apple đã thêm một số tính năng đáng được hoan nghênh vào ứng dụng Voice Memos. Theo đó, bạn có thể chọn tự động bỏ qua các khoảng lặng khi ghi âm bài nói của mình, và cũng có thể thay đổi tốc độ phát lại bản ghi âm.

Chỉ cần chọn bản ghi âm, nhấp vào biểu tượng điều khiển ở góc trên cùng bên phải của cửa sổ và bạn sẽ tìm thấy cả hai cài đặt trong “Playback Speed”.

30. Hiệu ứng âm thanh không gian nổi “Spatialize Stereo”

Apple đã đưa vào một tính năng âm thanh mới được gọi là “Spatialize Stereo” dùng bất kỳ sự kết hợp âm thanh nổi (không phải Dolby) nào và tạo ra môi trường âm thanh không gian ảo từ đó. Để sử dụng tính năng này, bạn có thể kết nối một cặp tai nghe AirPods Pro hoặc AirPods Max với máy Mac của bạn và bắt đầu phát audio. Tiếp theo, nhấp vào biểu tượng Control Center trong thanh menu, sau đó nhấp vào thanh âm lượng Sound volume. Bạn sẽ thấy tùy chọn Spatialize Stereo trong menu được thả xuống bên dưới tai nghe của mình.

Lưu ý rằng Spatialize Stereo khác với Spatial Audio. Âm thanh không gian Spatial Audio với hỗ trợ Dolby Atmos tạo ra trải nghiệm ba chiều bằng cách chuyển động âm thanh xung quanh bạn. Còn Spatialize Stereo là nỗ lực của Apple để mô phỏng hiệu ứng âm thanh đến từ các hướng khác nhau trong môi trường ảo. Nó không sử dụng Dolby Atmos, nhưng về cơ bản nó hoạt động với mọi nội dung.

31. Thay đổi kích thước cửa sổ tự động

Monterey nhận biết về hiển thị nhiều hơn so với các phiên bản macOS trước và sẽ tự động thay đổi kích thước cửa sổ để vừa với màn hình phụ. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải giảm kích thước cửa sổ theo cách thủ công để vừa với màn hình nhỏ hơn.

Tính năng này tự động hoạt động cả khi bạn kéo một cửa sổ theo cách thủ công sang một màn hình khác, và khi bạn nhấn giữ vào đèn tín hiệu màu xanh lá cây ở góc trên bên trái của cửa sổ để chọn một màn hình được kết nối khác.

32. Luôn hiển thị thanh menu trên toàn màn hình

Trong các phiên bản trước của macOS, việc khởi chạy ứng dụng ở chế độ toàn màn hình sẽ tự động ẩn thanh menu, có nghĩa là bạn phải di con trỏ chuột qua đầu màn hình để hiển thị thanh menu. Tuy nhiên, trong Monterey, bạn có thể buộc thanh menu luôn hiển thị ở chế độ toàn màn hình, cùng với tất cả các menu và mục của nó.

Để thực hiện tính năng này, mở System Preferences, đi đến “Dock & Menu Bar” và trong tùy chọn này, bỏ chọn “Automatically hide and show the menu bar in full screen”.

 

33. Import thư viện ảnh

Ứng dụng Photos đã được cập nhật ở Monterey để cho phép bạn import ảnh từ một thư viện ảnh khác. Để làm được như vậy, bạn chọn File - Import... từ thanh menu để xuất hiện cửa sổ trình duyệt file.

Khi bạn đã chọn thư viện Ảnh, bạn có thể xem lại nội dung của nó trước khi import nó vào thư viện chính của mình.

34. Thay đổi tốc độ làm mới MacBook Pro

Nếu bạn có  MacBook Pro 14 inch  hoặc 16 inch, bạn có thể điều chỉnh tốc độ làm tươi hình ảnh của màn hình Liquid Retina XDR, điều này rất hữu ích nếu bạn muốn khớp nó với nội dung video mà bạn đang chỉnh sửa.

Để thực hiện điều này, mở System Preferences, chọn Displays rồi chọn “Display Settings”. Nếu bạn đang sử dụng màn hình bên ngoài, hãy chọn màn hình Liquid Retina XDR tích hợp của MacBook Pro trong cột bên, sau đó nhấp vào menu thả xuống bên cạnh Refresh Rate và chọn trong số các tùy chọn sau: 120Hz (ProMotion), 60 Hertz, 59,94 Hertz, 50 Hertz, 48 Hertz và 47,95 Hertz.

35. Sử dụng tag trong Ghi chú và Nhắc nhở

Cả ứng dụng Reminders và Notes trên Monterey đều hỗ trợ các tag, có nghĩa là giờ đây bạn có thể sử dụng hashtags (#) để giúp bạn sắp xếp các ghi chú và lời nhắc, đồng thời tìm các ghi chú đã lưu trữ hoặc các việc cần làm một cách dễ dàng hơn.

Các thẻ này có thể là một phương pháp tổ chức mạnh mẽ, vì không có giới hạn về số thẻ mà bạn có thể có, và một ghi chú hoặc lời nhắc duy nhất có thể bao gồm nhiều thẻ. Vì vậy, cùng một ghi chú hoặc lời nhắc, nhưng có thể hiển thị trong các danh mục được gắn thẻ khác nhau mà bạn đã tạo. Ngoài ra, khi bạn nhập ký hiệu “#”, macOS sẽ gợi ý thuận tiện các thẻ hiện có để bạn chọn bên dưới con trỏ.

36. Tính năng chuyển tiếp riêng tư Private Relay

Tại Monterey, Apple đã giới thiệu iCloud Private Relay cho máy Mac, một tính năng của tất cả các gói iCloud + trả phí được thiết kế để mã hóa tất cả lưu lượng truy cập khi chúng rời khỏi máy tính của bạn, để không ai có thể chặn hoặc đọc được nó.

Private Relay hoạt động bằng cách gửi lưu lượng truy cập web đến một máy chủ được Apple duy trì để loại bỏ địa chỉ IP. Sau khi thông tin IP đã bị xóa, Apple sẽ gửi lưu lượng truy cập đến máy chủ thứ hai được duy trì bởi công ty bên thứ ba, nơi đây sẽ chỉ định địa chỉ IP tạm thời và sau đó gửi lưu lượng đến đích của nó. Một quá trình ngăn chặn địa chỉ IP, vị trí và hoạt động trình duyệt của bạn bị thu thập.

Bạn có thể bật chế độ Private Relay trong System Preferences, sau đó là “Apple ID”, và bạn cũng có thể bật và tắt tính năng này cho các mạng riêng trong mục Network preference.

Sau khi iCloud Private Relay được bật, bạn có thể chọn cách địa chỉ IP được chỉ định sử dụng thông tin địa lý để che giấu vị trí thực của bạn.

37. Sao chép tài liệu trong Finder

Trong Finder, Apple đã giúp chúng ta dễ dàng biết được quá trình copy dữ liệu sẽ mất bao lâu nhờ vào chỉ báo tiến trình trong biểu đồ hình tròn mới. Hơn nữa, nó cũng được bổ sung khả năng bắt đầu hoặc tạm dừng một bản sao dài và cho phép tiếp tục về sau.

Nếu bạn hủy một bản sao giữa chừng, một phiên bản được ma hóa của tệp hoặc thư mục sẽ vẫn ở vị trí đích. Chỉ cần nhấp vào nó và bạn sẽ được cung cấp tùy chọn hoàn tất sao chép “Finish Copying”, hoặc có thể giữ lại để tiếp tục hoàn tất sau này với “Keep the Resumable Copy”.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích dành cho bạn!  HNMac  hy vọng những bài viết này nhận được sự quan tâm đến từ mọi người. Hãy để lại Comment cho chúng tôi biết bạn thấy được điều gì trong bài này nhé !

Reading next

Tất tần tật thủ thuật trên macOS Monterey bạn không thể bỏ qua (PHẦN 1)
Apple phát hành phiên bản dùng thử của phần mềm macOS Monterey 12.1, watchOS 8.3, iOS 15.2 và iPadOS 15.2