X

Hai cách kiểm tra pin MacBook đơn giản bằng phần mềm

16.01.2019   23607 lượt xem

Pin đóng vai trò quan trọng trong tính cơ động của một chiếc laptop. Và MacBook cũng không nằm ngoài quy luật đó.

 

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra pin nhanh nhất cho các dòng MacBook bằng phần mềm.

Đầu tiên

1. Kiểm tra pin MacBook bằng công cụ System Report

Bước 1: Mở System Report thông qua cửa sổ About This Mac

kiem-tra-pin-macbook-bang-phan-mem-1

kiem-tra-pin-macbook-bang-phan-mem-2

Hoặc tìm trực tiếp trong Spotlight

kiem-tra-pin-macbook-bang-phan-mem-3

Bước 2: Vào Tab Power

Một số thông tin bạn cần lưu ý

kiem-tra-pin-macbook-bang-phan-mem-4

  • Serial Number: số seri của cục pin
  • Charge Remaining (mAh): lượng điện còn lại mà pin có thể cung cấp cho máy. Lượng điện này giảm dần trong quá trình sử dụng, đến 0 mAh nghĩa là hết pin, phải đi sạc
  • Fully Charged: đã sạc đầy hay chưa
  • Charging: có đang sạc hay không
  • Full Charge Capacity (mAh): lượng điện tối đa mà pin có thể chứa được khi sạc đầy. Con số này giảm dần theo thời gian, khi xuống quá một mức nào đó người ta sẽ gọi là pin chai.
    Lấy Charge Remaining chia cho số này sẽ ra phần trăm pin còn lại hiện tại
  • Cycle Count: số lần sạc, khi lượng điện sạc vào tương ứng 100% dung lượng pin sẽ tính là 1 lần. Ví dụ: bạn đang có 100% pin, dùng xuống 50% rồi cắm sạc đầy, sau đó lại dùng xuống 50% rồi cắm sạc đầy. Khi đó máy mới tính là 1 lần sạc.
  • Condition: tình trạng pin. Normal nghĩa là pin bình thường, Service nghĩa là pin đã quá chai hoặc đang gặp sự cố, nên thay sớm
  • Amperage (mA): cường độ dòng pin, số âm nghĩa là pin đang xả, số dương nghĩa là pin đang sạc. Lấy số Charge Remaining chia cho số này sẽ ra pin còn dùng được trong khoảng mấy tiếng nữa.
  • Voltage (mV): hiệu điện thế hiện tại của cục pin

Ngoài ra, để xem chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo thêm phần mềm của hãng thứ 3 dưới đây

2. Kiểm tra pin MacBook bằng phần mềm Coconut Battery

Bạn có thể tải phần mềm ở trang chủ của hãng coconut-flavour.com

kiem-tra-pin-macbook-bang-phan-mem-5

Mình sẽ giải thích các thông số mà phần mềm cung cấp

  • Manufacture date (phía trên): ngày sản xuất của chiếc máy (được ghi trong phần cứng)
  • Manufacture: nhà sản xuất của cục pin, ở đây là Simplo - Đài Loan
  • Battery temperature: nhiệt độ của pin được cảm biến trong mạch pin báo lại
  • Current Charge (giống Charge Remaining): lượng điện còn lại trong cục pin
  • Design Capacity: dung lượng ban đầu của cục pin được nhà sản xuất công bố (cố định). Chúng ta sẽ lấy Full Charge Capacity chia cho số này để biết pin còn được bao nhiêu phần trăm so với ban đầu (máy mới). 
    Ở hình trên bạn có thể thấy 100%, tức là pin chưa bị chai. Còn nếu là 90% thì có nghĩa là pin bị chai 10% (100 trừ 90)
  • Manufacture date (phía dưới): ngày sản xuất của viên pin (được ghi trong phần cứng). Nếu ngày dưới mới hơn ngày trên thì chắc chắc cục pin này không phải cục pin theo máy (lúc mới xuất xưởng).
    Còn pin xịn hay lô thì không biết được nhé. Có những máy bị lỗi bàn phím xong được hãng bảo hành cả pin nên thời gian rất mới, số lần sạc rất ít.
  • Cycle Count: số lần sạc
  • macOS Battery status: tình trạng pin mà hệ điều hành báo
  • Discharging with: cường độ dòng xả pin hiện tại
  • Charging with (nếu đang cắm sạc): cường độ dòng sạc pin hiện tại 
  • Power Adapter: có đang cắm sạc hay không
3 điểm / 4 bầu chọn

Bài viết khác

Chat Facebook
Chat Facebook
Call: 097.772.8880